Lớp học sơ cứu người bị đột quỵ tại Đại học FPT

“Lúc mẹ tôi lên cơn đột quỵ, tôi đã không biết xử trí thế nào. May mắn rằng xe cứu thương đến kịp thời. Tôi nhận ra rằng học các bài học về sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết để xử lý các tình huống nguy kịch, thế nên khi có thông báo rằng Wellbeing sẽ tổ chức lớp học về xử lý khi người thân bị đột quỵ, tôi đã đăng ký tham gia học ngay!” – Chị Thục An, công tác tại trường Đại học FPT chia sẻ.

Lớp học về Sơ cấp cứu ban đầu đã được tổ chức tại Đại học FPT – dành cho các giảng viên và cán bộ nhân viên trong trường. Qua buổi học, các học viên đã biết cách sơ cứu khi người thân bị đột quỵ và xử lý khi trẻ bị ốm. Các bác sỹ đến từ Wellbeing đã cung cấp thông tin sức khỏe chính xác và cập nhật nhất. Phần thú vị nhất của buổi học chắc chắn là phần thực hành các kỹ năng sơ cứu như đưa người về tư thế an toàn, tập đo huyết áp,…

Anh Duy Khang – giảng viên Vovinam tại Đại học FPT cho biết : “Sau khi tham gia buổi học, anh đã biết thêm được nhiều kỹ năng để ứng phó khi người thân trong gia đình gặp nạn, và thâm chí là hỗ trợ cho các bạn học sinh trong lớp học của anh.”

Anh Trung – giảng viên tại trường THPT FPT bày tỏ mong muốn các lớp học về sức khỏe của Wellbeing được tổ chức thường xuyên hơn để trang bị những kiến thức và kỹ năng chính xác nhất, giúp anh bình tĩnh hơn khi gặp trường hợp cấp cứu.

Wellbeing First Aid – First Aid, First Safe

Growup Safe with children

TTO – “Lớn lên an toàn” là sáng kiến của nhóm bạn trẻ khóa học Mùa thu về phát triển – một khóa học do Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường thực hiện.

Giờ thuyết trình gọi tên các bộ phận trên cơ thể của các học sinh lớp 5 Trường liên cấp Lê Quý Đôn (Đồng Nai) Ảnh: UYÊN TRINH
Giờ thuyết trình gọi tên các bộ phận trên cơ thể của các học sinh lớp 5 Trường liên cấp Lê Quý Đôn (Đồng Nai) – Ảnh: UYÊN TRINH

Cả đoàn rời Đồng Nai khi trời mưa lắc rắc, trong những cái vẫy tay tạm biệt của các em học sinh Trường liên cấp Lê Quý Đôn.

 Vậy là hành trình mang kiến thức về giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại tình dục với học sinh huyện Tân Phú của dự án “Lớn lên an toàn” đã kết thúc.

“Lớn lên an toàn” là sáng kiến của nhóm bạn trẻ khóa học Mùa thu về phát triển – một khóa học do Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường thực hiện.

Thành lập tháng 6-2016 tại miền Bắc và chỉ mới nhân rộng để phát triển mô hình trong Nam, nhưng đến nay các bạn trẻ đã tập huấn và tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục cho hơn 1.000 học sinh ở các trường học trên cả nước.

Lớp học ngập tràn những tiếng cười khi các em vẽ cơ thể mình trên giấy và gọi đúng tên các bộ phận. Những nụ cười e thẹn, những ánh mắt ngượng ngùng, cái cười ồ của cả lớp khi gọi tên bộ phận sinh dục.

Trung – một tình nguyện viên – nhẹ nhàng nói: “Nó cũng như các bộ phận khác trên cơ thể nhưng tại sao chúng ta lại ngại, không dám nhắc tới?”.

Đến phần xác định đâu là vùng an toàn, vùng nhạy cảm và vùng riêng tư, các học sinh lớp 6 tranh cãi gay gắt khi xác định miệng là vùng nhạy cảm hay vùng riêng tư.

Còn các bé tiểu học lại cười giòn, xòe tay bịt mắt khi các tình nguyện viên đứng lớp hướng dẫn “những vùng riêng tư” trên thân thể.

Yến dõng dạc nói: “Bản thân con, ba mẹ và bác sĩ điều trị khi có sự cho phép của con mới được đụng vào vùng riêng tư của con. Ngoài ra, ai có hành động: nhìn, nói, đụng chạm vào vùng riêng tư của con thì gọi là xâm hại”.

Không khí lớp học càng nóng hơn khi nhóm bạn học sinh lớp 6 lại tranh cãi quyết liệt về việc có cho bạn đụng vào vùng nhạy cảm và riêng tư hay không.

Trung “hạ nhiệt” không khí lớp học bằng cách tóm gọn: “Quan điểm mỗi bạn là khác nhau nên ai được đụng vào cơ thể các con là do chính bản thân con quyết định”.

“Cơ thể con thuộc về con là của chính con. Không ai có thể đụng vào vùng riêng tư khi không có sự cho phép của con. Ai đó làm đau, làm tổn thương mình thì họ là người có lỗi. Còn chúng ta chẳng có lỗi gì cả, các con có nhớ không nào?” – Tuyền nhấn mạnh.

Đề cập trực diện, mạnh dạn trao đổi thẳng thắn để các em có sự nhận thức, quan tâm vấn đề xâm hại tình dục một cách nghiêm túc, không đùa cợt mỗi khi nhắc đến là mục đích của “Lớn lên an toàn”.

“Vẽ đường cho hươu chạy đúng” – thông điệp xuyên suốt chương trình được các bạn ưu tiên chú trọng, để làm sao hướng dẫn trẻ biết cách bảo vệ mình.

Lớp học ấm áp hơn khi mọi người cùng nhau ngồi vòng tròn chia sẻ và giải quyết những tình huống giả định giúp trẻ nhận thức, quan sát cảm giác thật của bản thân, lựa chọn cách giải quyết phù hợp.

Là một trong những người đề xuất sáng kiến của dự án “Lớn lên an toàn” và hiện là quản lý chương trình tại miền Nam, Xuân Hường chia sẻ:

“Một số trẻ không phải không biết, nhất là các học sinh trung học, nên nhóm không truyền đạt điều gì ghê gớm, không lấy kiến thức đặt quá nặng mà chủ yếu tạo sự tin tưởng, cởi mở để trẻ dám nói, dám đề cập trực diện vấn đề mà lâu nay vẫn cho rằng nhạy cảm, khó nói.

Có người giúp các em hiểu xâm hại là gì, có người lắng nghe những băn khoăn về giới tính ở lứa tuổi dậy thì là nhóm đã thành công lắm rồi”.

Thầy Trương Văn Minh (phó hiệu trưởng Trường THCS Núi Tượng) thông tin thêm: “Trường hay trao đổi ở những buổi chào cờ về vấn đề xâm hại tình dục nhưng chuyên sâu cho từng lớp thì không có.

Là một trường ở xa, cũng thường xuyên có những lớp dạy kỹ năng sống cho học sinh nhưng đây là lần đầu trường đem vấn đề lâu nay vẫn cho rằng nhạy cảm và khó nói vào trao đổi trực diện, thẳng thắn với học sinh”.

Trẻ em biết về tình dục từ đâu?

Nghiên cứu về vấn đề du lịch tình dục đối với trẻ em tại bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia của tổ chức Australian Aid và World Vision (2014) đã chỉ ra ít nhất 5 con đường chính cung cấp thông tin cho các em về vấn đề này, bao gồm: – Mạng xã hội và internet, – Bạn bè và người yêu của các em, – Giáo dục tại trường học, – Thông tin công khai từ những chiến dịch cộng đồng có liên quan, – Quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Từ trường học: Chưa sẵn sàng? Những kiến thức về giáo dục giới tính mà các em được dạy tại trường học bao gồm giải phẫu học, sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh thai và những căn bệnh có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục (STIs). Mức độ chi tiết của các kiến thức này phụ thuộc vào cách thức giảng dạy của những trường khác nhau. Tuy nhiên, những kiến thức về cách nhận diện và ngăn chặn những hành vi xâm hại tình dục rất hiếm khi được dạy tại trường học (trừ trường hợp của một trường học tại thành phố Pattaya, Thái Lan có dạy học sinh về những biện pháp phòng vệ như việc phải tự kiểm soát vùng kín của mình cũng như cách nhận biết những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra).

Dù hiểu tầm quan trọng của giáo dục giới tính, không phải giáo viên nào cũng sẵn sàng để nói với học sinh của mình về vấn đề “nhạy cảm” này.
Những thông tin hay lời khuyên về vấn đề này dành cho học sinh đôi khi lại thiên về việc bảo vệ danh tiếng cho ngôi trường các em đang theo học chứ không nhằm tới mục đích bảo vệ sự an toàn cho trẻ. Nghiên cứu trích lời nói của một vị hiệu trưởng tại Siêm Riệp – Campuchia như sau: “Chúng tôi muốn tất cả các em đều trở thành những học sinh gương mẫu bởi nếu có bất kì một ai trong số đó có dấu hiệu hư hỏng thì danh tiếng của nhà trường sẽ bị bôi nhọ”. Tại Việt Nam, các giáo viên đều nhận ra tầm quan trọng trong việc phải giáo dục giới tính cho trẻ ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên họ lại không sẵn sàng tinh thần để truyền tải những kiến thức về vấn đề nhạy cảm này cho các em khi ở trên lớp. Họ cho rằng việc làm đó phải nhờ đến các nhà tâm lí học định hướng và giáo dục. Xét một cách tổng thế, tính cấp thiết của việc giáo dục giới tính cho trẻ tại trường học bao gồm những kiến thức về mối quan hệ và sự xâm hại cơ bản đã được các nhà trường nắm bắt và quan tâm. Phụ huynh: Cảnh báo nhiều hơn kiến thức Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kiến thức và thông tin liên quan đến xâm hại tình dục mà trẻ học được thông qua cha mẹ không nhiều, nhưng họ lại luôn là những người có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến cuộc sống của các em. Các bậc phụ huynh thường không biết rằng bằng cách nào mà con cái của họ có thể tiếp xúc với những thông tin liên quan đến tình dục. Một điều đáng nói nữa là nhiều bậc cha mẹ lại phản đối việc giáo dục giới tính cho con em mình. Họ sợ điều này sẽ vô tình kích thích trí tò mò của trẻ để rồi dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử lệch lạc, thậm chí còn có thể là những hành vi thử nghiệm tình dục không biết chừng.

Trẻ cần kiến thức để tự bảo vệ mình, hơn là những lời cảnh báo từ phụ huynh.
Tuy nhiên, một bà mẹ tại Luông Pha-băng, Lào lại đưa ra quan điểm hoàn toàn trái ngược: “Các bậc phụ huynh thường không đề cập đến những chuyện liên quan đến tình dục với con cái của họ. Nhưng tôi thì khác, tôi cố gắng nói chuyện với con bởi tôi muốn các con của mình phải hiểu rõ vấn đề này. Hơn nữa đó cũng là cách giúp tôi ngăn chặn các cháu tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề này ở những nguồn mà tôi không kiểm soát được”. Trong các bài học về an toàn giới tính mà trẻ em được học từ cha mẹ, đa phần vẫn chỉ là những lời cảnh báo hoặc khuyên răn chứ không phải những kiến thức và kĩ năng cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại. Ví dụ, cha mẹ thường cảnh báo, đặc biệt với các em nữ, rằng không được để cho người khác chạm vào hoặc nhìn thấy cơ thể của con khi con không mặc quần áo, nhưng họ không hề chỉ rõ cho các em những dấu hiệu đáng nghi của một tên thủ phạm hoặc bất kì một chi tiết nào để nhận biết mối nguy hiểm đó. Một giáo viên tại thủ đô Viên Chăn của Lào đã chia sẻ: “Các vị phụ huynh rất hiếm khi ngồi xuống và cùng thảo luận với con cái mình về những chủ đề liên quan đến tình dục. Rất nhiều người trong số họ không biết nên nói với con như thế nào về vấn đề nhạy cảm này”. Chia sẻ cùng ai? Nghiên cứu “Sex, Abuse and Childhood” cũng chỉ ra rằng trẻ em thường giãi bày những mối quan tâm hoặc vấn đề mà các em gặp phải với bạn bè hoặc các bạn cùng lớp hơn là với bố mẹ, các thầy cô giáo hoặc người lớn. Một em học sinh nữ tại tỉnh Mondulkiri, Campuchia thổ lộ rằng: “Em thường tìm đến các bạn để chia sẻ những nỗi buồn của mình”. Không chỉ có vậy, một học sinh nữ 17 tuổi tại Việt Nam còn cho hay: “Em sẽ không bao giờ nói với bố mẹ là em có bạn trai đâu. Em mà nói chắc bố mẹ em thất vọng và buồn lắm”.

Trẻ em cần được khuyến khích chia sẻ vấn đề của mình với những người lớn mà em tin cậy
Rất nhiều lí do khác nhau được các em đưa ra để giải thích cho việc mình sẽ không chia sẻ những vấn đề cá nhân cho cha mẹ bao gồm: “Em không muốn làm bố mẹ phải buồn”, “Em sợ rằng bố mẹ sẽ mắng và đánh em mất”, “Em không muốn họ phải đau lòng hoặc tổn thương”. Thường thì trẻ vị thành niên thích chia sẻ và mở lòng với người yêu hơn là với cha mẹ về những vấn đề mà các em gặp phải. Các em không hề nhận ra rằng chia sẻ với bạn bè chỉ là hành động giúp các em tạm thời tránh khỏi sức ép từ phía gia đình chứ nó không đủ sức mạnh và tiếng nói để thể giải thoát các em khỏi những mối nguy hiểm. Điều này đã được ghi nhận tại trường hợp của em học sinh nữ 17 tuổi ở Việt Nam sau khi được bố mẹ chuyển đến một ngôi trường mới – nơi mà bố mẹ em cho rằng có môi trường học tập tốt hơn.
Tại ngôi trường mới này, cô bé đã bị bắt nạt và không thể làm bạn với bất kì một ai. Không chỉ có vậy, áp lực học tập đè nặng khiến cố bé phải học lại lớp 10, điều này làm bố mẹ em rất buồn và thất vọng. Bất chấp tất cả mọi sức ép từ phía gia đình, cô bé đã bước vào mối quan hệ với một người đàn ông hơn mình 7 tuổi dù biết hắn đã có bạn gái còn em chỉ là nơi để hắn thỏa mãn những cơn ham muốn về thể xác. Từng bước, từng bước một, đời sống tình cảm của cô bé bị lệ thuộc vào hắn để rồi đến một ngày, em mắc chứng trầm cảm. Đáng buồn thay, bố mẹ của em không hay biết về những chuyện đã xảy ra. (còn tiếp)

Lớn Lên An Toàn tổ chức tại Trường PTDT nội trú huyện Sa Pa

Trước tình hình nạn xâm hại tình dục trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trên cả nước. Đặc biệt trên địa bàn một số tỉnh miền núi – nơi có nhiều em nhỏ người dân tộc thiểu số. Điển hình là vụ việc 23 em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú La Pán Tẩn – Lào Cai bị bảo vệ nhà trường xâm hại. Vụ việc này đã dấy lên hồi chuông báo động về nạn xâm hại tình dục trẻ em ngay tại nơi tưởng như an toàn nhất với các em: nhà trường. Trước thực trạng ấy, một Chương trình tình nguyện đặc biệt đã ra đời nhằm cung cấp cho các em những kiến thức về sức khỏe giới tính, cách nhận biết và phòng tránh xâm hại tình dục. Chương trình mang tên: Lớn Lên An Toàn.

Đây là Chương trình tình nguyện do Well-Being- một doanh nghiệp xã hội ở Hà Nội sáng lập. Chương trình được thực hiện bởi các thành viên của Well-Being và các tình nguyện viên là các sinh viên trong ngành Y, ngành công tác xã hội, truyền thông,… Lớn Lên An Toàn đã được triển khai lần đầu tiên vào ngày 16,17/07 tại huyện Na Hang – tỉnh Tuyên Quang. Ngày 28/08 vừa qua, Lớn Lên An Toàn đã phối hợp với Ban Giám hiệu và Đoàn trường triển khai lớp học tại Trường PTDT nội trú huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai.

Chương trình được tổ chức ở hai lớp khối 6 với khoảng 70 em học sinh tham gia cả buổi sáng và chiều. Với phương pháp học tập qua các trò chơi đầy sinh động: vẽ tranh, tô màu, nặn đất, xếp hình,… đã tạo nên không khí hào hứng cho tất cả các bạn nhỏ. Các em được học về cấu tạo cơ quan sinh dục của nam và nữ; những thay đổi của cơ thể khi đến tuổi dậy thì; nhận biết các điểm nhạy cảm trên cơ thể nam và nữ; nhận biết nguy cơ và cách phòng tránh xâm hại tình dục.

Những thông điệp của Chương trình cũng được các em ghi nhớ: Cơ thể em là đáng quý và nó là của em; Nói KHÔNG khi người khác chạm vào cơ thể mình; BỎ CHẠY khi cảm nhận có dấu hiệu lạm dụng, xâm hại tình dục; Chia sẻ thông tin với mọi người. Đây là những thông điệp vô cùng cần thiết bởi khi xảy ra sự việc xâm hại tình dục, các em thường giấu kín không nói với ai. Như vậy, các em càng không có lối thoát, còn kẻ xâm hại vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thời gian cuối buổi học, các em đã chia sẻ với các anh chị tập huấn viên rất nhiều những câu chuyện xâm hại tình dục tại chính địa phương mà các em biết. Thông qua những câu chuyện ấy, các em đã hiểu thêm và rút kinh nghiệm cho chính bản thân trong từng tình huống xâm hại tình dục.

Chương trình tình nguyện Lớn Lên An Toàn đã có một ngày đem đến cho các em học sinh trường PTDT nội trú huyện Sa Pa những kiến thức bổ ích. Chúng tôi hy vọng, với sự quan tâm của các bậc cha mẹ, sự vào cuộc của chính quyền sẽ góp phần giảm thiểu nhất những vụ việc đau lòng về xâm hại tình dục trẻ em không chỉ ở miền núi mà còn trên phạm vi cả nước. Mong rằng, Chương trình tình nguyện Lớn Lên An Toàn sẽ được triển khai tới nhiều em nhỏ dân tộc thiểu số hơn nữa, để các em thực sự được Lớn lên an toàn.

Children will learn how to protect themselves against tourists’ sexual abuse

Children are naive: Nguyễn Văn Công, the project’s founder, and director of Wellbeing social enterprise, talks about the project at the launching ceremony. — Photo courtesy of the organising committee

7e191_13669137_1782534665315876_2022443795893135254_n

Viet Nam NewsHÀ NỘI — A new project has been launched to teach Vietnamese ethnic minority children how to protect themselves against sexual harassment and assault by strangers in such tourist hotspots as Sa Pa.

A group of 20 volunteers travelled to Na Hang District of mountainous Tuyên Quang Province to teach 170 children from among 15 ethnic groups studying at the Na Hang secondary school.

The one- year project, entitled Lớn Lên An Toàn (Growing up in a Safe Environment), will include lessons about reproductive health and equip them with other skills to protect themselves from sexual assaults risks.

In addition, communication campaigns will be launched to raise awareness about the need to protect children, in particular ethnic minority children working in the tourism sector.

“Children, in particular, ethnic minority children, are often very innocent and have to face many risks, in particular the risk of sexual assault. To reduce those risks, we will teach them the necessary skills to help them protect themselves,” said doctor Đỗ Việt Dũng, the project’s adviser.

The project is the idea of students taking part in the Autumn School of Development, which was organised by the Institute of Sociology, Institute for Studies of Society, Economy and Environment (iSEE).

ISEE’s director Lương Minh Ngọc said this project had a significant importantce as not many children and adolescents in Việt Nam know much about reproductive health.

“In many families, parents still hesitate to talk with their children about reproductive health. This remains a taboo. Many children are not ready to share with their parents their intimate stories,” she said.

“During the first year, we focus only on important tourist sites. After this year, the project will be expanded to other regions of Việt Nam,” said Nguyễn Văn Công, the project’s founder and director of Wellbeing social enterprise.

Last year, the country welcomed 8 million foreign tourists, said the Việt Nam National Administration of Tourism.

From 2011 to 2015, 8,200 cases of sexual assault of children were detected, affecting 10,000 victims, an increase of 258 in comparison to the five previous years.

Those statistics were presented at a recent seminar about child protection in the digital environment, which was organised in March this year by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs and UNICEF East and Pacific regional office. — VNS